Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Microsoft và chiến dịch cho thuê bản quyền tại Việt Nam

Chắc nhiều người thắc mắc tại sao Microsoft lại có chiến dịch thuê bản quyền ? Nếu thuê bản quyền thì sẽ có lợi gì đối với người dùng. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau để giải đáp những thắc mắc bạn vấp phải nhé.
Ở Việt Nam, khi muốn sử dụng phần mềm nào đó của Microsoft thì ít người nghĩ là mua bản quyền để sử dụng mà đa phần là dùng chui hoặc crack để dùng.Và như chúng ta cũng đã biết, Microsoft là hãng phát triển công nghệ vượt trội trên thế giới, đã có thương hiệu riêng trong lĩnh vực công nghệ. Chính vì thế những phần mềm đã được đăng ký sáng chế, đăng ký bản quyền thì giá mua sẽ rất là cao nên rất khó để bỏ số tiền lớn ra để mua
Microsoft và chiến dịch cho thuê bản quyền tại Việt Nam

Và để khắc phục tình trang này Microsoft đã đưa ra phương án giải quyết đó là sử dụng dịch vụ License SPLA, cho phép các công ty thay vì mua các phần mềm đó thì có thể thuê bản quyền theo từng tháng với chi phí thấp hơn rất nhiều. 
Và buổi ký kết hợp tác giữa Công ty CP dịch vụ Dữ liệu Trực tuyến ODS với Microsoft vừa diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Với chức vụ là nhà phân phối phần mềm của Microsoft trong lĩnh vực hosting, ông Huỳnh Trọng Văn, giám đốc ODS cho biết việc triển khai dịch vụ cho thuê bản quyền License SPLA là một bước đi quan trọng trong việc đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam. Ông cũng nói thêm thay vì phải bỏ ra cả ngàn USD để mua bản quyền thì nay các công ty, doanh nghiệp, cá nhân cũng chỉ cần từ 20 đến 30 USD/tháng là có thể sở hữu những phần mềm của Microsoft rồi. Mặt khác việc sử dụng luôn được đảm bảo và các chương trình luôn được cập nhật một cách mới nhất”. Ông cho rằng việc sử dụng dịch vụ License SPLA giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ nhanh chóng, hiệu quả, lại tiết kiệm khi không phải bỏ ra quá nhiều chi phí ban đầu. Do đó ông tin tưởng các doanh nghiệp sẽ không còn gặp trở ngại về tài chính mà dẫn đến vi phạm bản quyền nữa.
Có thể bạn quan tâm : 
đăng ký nhãn hiệu

Game Võ Lâm Tái Khởi có phải “hàng nhái” Võ Lâm Truyền Kỳ

Khi game Võ Lâm Tái Khởi vừa ra mắt, nhiều game thủ đã truyền tai nhau và đặt ra cùng câu hỏi liệu Game này của Việt Nam có phải hàng nhái của Võ Lâm Truyền Kỳ hay không ?
Game Võ Lâm Tái Khởi có phải “hàng nhái” Võ Lâm Truyền Kỳ

Điều gì khiến VTC Mobile hứng nhiều gạch đá từ các game thủ như vậy khi cho ra đời game Võ Lâm Khởi Tạo
Chỉ vì một bước tính toán sai khi quảng cáo sản phẩm khi VTC mobile lợi dụng tên tuổi của huyền thoại game Võ Lâm Truyền Kỳ, vi phạm đăng ký thương hiệu của Võ Lâm Truyền Kỳ để quảng cáo cho tựa game mới của họ
Từ trước đến nay, cụm từ “VLTK” đã trở nên quá nổi tiếng và được cộng đồng game biết đến nhiều. Mặc dù VNG không đăng ký bản quyền thương mại cho cụm từ này, tuy nhiên “phép vua vẫn phải thua lệ làng”, VLTK và Võ Lâm Truyền Kỳ đã là hai khái niệm không thể tách rời.
Chính vì lý do đó mà khi VTC lợi dụng tên tuổi để quảng cáo cho Võ Lâm Tái Khởi thì game này đã bị tẩy chay không thương tiếc, và cho rằng đây chỉ là sản phẩm nhái

Game Võ Lâm Tái Khởi có phải “hàng nhái” Võ Lâm Truyền Kỳ
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến game này bị tẩy chay nhiều có lẽ là do lối chơi quá nhàm chán, kiểu giống như “Treo thịt dê bán thịt chó ” vậy. Không có mối liên kết nào khiến người chơi không có hứng thú khám phá và bị tẩy chay ngay khi game vừa ra mắt.
Được biết game mới ra mắt của VTC là tựa game 2D được phát hành tại Việt Nam. Nhưng vì chưa có bước đi chính xác mà VTC mobile đã phải nhận lấy những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, hành vi vi phạm đăng ký sáng chế này đã không đem lại hiệu quả như mong muốn


Phân tích lợi, hại việc mua bán thương hiệu doanh nghiệp

Khi Luật doanh nghiệp ra đời cũng là lúc thị trường mua bán thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu sôi động. Điển hình như năm 2005, Tập đoàn Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S giá 5 triệu USD; hay công ty Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s. Công ty sản xuất xe máy Hoa Lâm mua lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim của Hàn Quốc; Công ty Anco mua lại thương hiệu sữa tươi của Nestlé......
Mua bán thương hiệu doanh nghiệp
Mua bán thương hiệu doanh nghiệp
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những vụ mua bán thương hiệu như vậy thì có những mặt lợi nào hại nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam ?
 Tính tới thời điểm hiện tại thì các mua bán này đều diễn ra khá thuận lợi và nhiều vụ mua bán còn được đánh giá cao như Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s chỉ với 15 tỷ đồng nhưng lại có thể chiếm được 52% thị phần 
Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vấp phải “trái đắng” trong các thương vụ này. Kem đánh răng Dạ Lan là một ví dụ. Dạ Lan là doanh nghiệp phát triển mạnh, ăn lên làm ra với thị trường lớn. Những chỉ vì sai lầm mà Dạ Lan bán đăng ký bản quyền, đăng ký thương hiệu cho công ty Colgate ở nước ngoài chỉ với giá 3 triệu USD để rồi 1 năm sau họ đã có thương hiệu kem đánh răng Colgate ra đời. Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng mua xong rồi xóa sổ thương hiệu để giảm thiểu cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực
Và điều đáng lưu ý ở đây là khi ta mua được thương hiệu doanh nghiệp thì lại xảy ra vấn đề là các doanh nghiệp cũng không nhiệt tình truyền hết bí kíp kinh doanh cho bên mua nên các sản phẩm rất dễ bị chênh lệch về chất lượng và như thế chất lượng sản phẩm có thể sẽ đi xuống
Các hình thức đầu tư mua nhãn hiệu nước ngoài là con đường tắt của những thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu.... để các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo do là hình thức mới nên đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch khi muốn mua nhãn hiệu nước ngoài
Ngoài ra, trong một số trường hợp thì việc mua lại thương hiệu sẽ chi phí thể rẻ hơn chi phí đầu tư thương hiệu.
Để chọn lựa giải pháp xây dựng và bán thương hiệu, sau đó gây dựng thương hiệu mới cần chú ý các điểm sau: xây dựng và bán doanh nghiệp phải có năng lực du nhập thị trường tốt và phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tạo độ nhận biết rộng rãi về thương hiệu.

Bạn đã có cho mình những câu trả lời về thiệt hơn trong quá trình thu mua thương hiệu doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng việc mua thương hiệu chỉ là bước đầu cho những chiến lược kinh doanh lâu dài. Và việc có thương hiệu cũng chưa phải là yếu tố quyết định sự phát triển doanh nghiệp trong thị trường mở cửa như hiện nay

Đăng ký thương hiệu nước ngoài – điều bạn cần biết

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu lượt đăng ký thươnghiệu độc quyền và được kiểm duyệt. Và nhu cầu đăng ký thương hiệu ra các nước khác nhau là điều cần thiết. bài viết sau sẽ giúp bạn có mẹo hay giúp doanh nghiệp bạn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài
đăng ký thương hiệu nước ngoài


Mỹ là lựa chọn đầu tiên cho việc đăng ký
Tại sao lại chọn Mỹ là nơi đăng ký đầu tiên ? Bởi vì khi đăng ký tại Mỹ sẽ là cơ sở đáng tin cậy và có được sự đảm bảo cho việc đăng ký thương hiệu tại quốc gia khác, có nhận được sự bảo hộ của cục Hải quan nhằm ngăn chặn việc nhập hàng nhái thương hiệu vào thị trường. Ngoài ra còn một số lợi ích khác như có được chứng chỉ bảo hộ thương hiệu và có sự giúp đỡ, can thiệp của luật pháp khi cần thiết.
Tìm hiểu luật pháp nơi mình đăng ký thương hiệu
Ông cha ta có câu “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” nên việc bạn nghiên cứu luật pháp nơi mình đăng ký thương hiệu là điều hết sức cần thiết và tránh cho bạn
gặp những khó khăn trong việc vận hành của hệ thống tại quốc gia doanh nghiệp bạn muốn đăng ký. Bạn có thể tham khảo tại Cục Thương mại quốc tế cũng như WIPO.
Theo hệ thống Madrid                        
Đăng ký thương hiệu theo hệ thống Madrid là biện pháp dành cho đăng ký và quản lý thương hiệu trên thế giới. Với việc chủ động nộp đơn thủ tục của bạn sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và đơn của bạn sẽ được hướng về các nước là thành viên của Thỏa ước Madrid. Liên minh Madrid được tạo thành từ các nước công nhận thương hiệu quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đăng ký thương hiệu vào các nước đã là thành viên
Hiện tại có 113 quốc gia được cung cấp bảo hộ theo Hiệp ước Madrid, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Ý, Úc và các nước tham gia Liên minh châu Âu.
Thuê luật sư tại chính nước mình muốn đăng ký thương hiệu
Với mỗi một đất nước lại có những luật pháp, quy định khác nhau nên cần một luật sư để tư vấn có uy tín, kinh nghiệm . Vậy nên việc lựa chọn luật sư tư vấn sẽ là điều sáng suốt khi bạn muốn tham gia đăng ký thương hiệu tại nước ngoài
Không nên trì trệ việc đăng ký
Với việc đăng kýlogo, tra cứu nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu… thì bạn không nên trì trệ. Điều tốt nhất dành cho bạn khi muốn đăng ký thương hiệu tại nước ngoài là không nên trì hoãn đăng ký, đặc biệt là khi bạn có nhu cầu đăng ký thương hiệu nước ngoài trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới
Việc đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp là điều nên làm và bạn cũng nên thực hiện luôn và ngay. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có bước đi đúng đắn và chuẩn bị những kiến thức, các quy trình, thủ tục, pháp luật của các nước mà mình muốn đăng ký thương hiệu khi doanh nghiệp bạn muốn vươn ra thị trường quốc tế
có thể bạn quan tâm : đăng ký mã số mã vạch

Top